Phân biệt bong gân và sai khớp

Ngày đăng 21/07/2023 11:27

Bong gân và trật khớp là các chấn thương vật lý phổ biến, có thể gây nhầm lẫn. Phân biệt rõ 2 tình trạng này sẽ giúp chúng ta có biện pháp tiếp cận phù hợp, điều trị đúng cách, tránh xảy ra các biến chứng nặng.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ giúp các bạn Phân biệt bong gân và sai khớp nhé.

Hiểu đúng về bong gân và sai khớp

phan-biet-bong-gan-sai-khop

Bong gân: Là tình trạng tổn thưởng xảy ra ở dây chằng (có nhiệm vụ nối các xương ở quanh khớp với nhau). Dây chằng có thể bị căng giãn quá mức hoặc bị rách, gây tình trạng đau đớn, giảm hoặc mất một phần khả năng vận động. Bong gân có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau như: Vai, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối.

Trật khớp (sai khớp): Là chấn thương xảy ra khiến các mặt khớp ở đầu xương bị sai lệch khỏi vị trí tự nhiên. Khi một khớp trên cơ thể bị sai lệch sẽ khiến cho người bệnh rất đau nhức và ảnh hưởng tới các sinh hoạt thường ngày.

Phân biệt bong gân và sai khớp

Các biểu hiện giống nhau

Bong gân và sai khớp có những dấu hiệu giống nhau, như:

- Đau: Sưng tấy, viêm tiềm ẩn trong khớp hay tại các mô bao quanh khớp.

- Bầm tím

- Khớp không ổn định (mất vững), đặc biệt là tại các khớp thường xuyên phải chịu trong lượng lớn như đầu gối hay mắt cá chân.

Phân biệt bong gân và sai khớp

Khi bị bong gân bạn sẽ bị giảm hoặc là mất khả năng vận động, sử dụng các khớp trong khi trật khớp khiến bạn không thể vận động tại khớp này, có thể kèm hiện tượng lỏng lẻo khớp.

- Những người bị sai khớp có thể quan sát và nhận thấy rõ ràng sự biến dạng ở khớp, xương bị lệch khỏi vị trí tự nhiên ban đầu, và có thể kèm theo bầm tím.

Bong gân, trật khớp khi nào cần đến gặp bác sĩ ?

phan-biet-bong-gan-sai-khop-2

Dù là bị bong gân hay trật khớp thì người bệnh cũng nên sớm đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Trong thời gian chờ bác sĩ có thể tự sơ cứu bằng cách giữ cố định khớp, nghỉ ngơi, chườm lạnh, kê cao vết thương.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ hỏi về tình huống xảy ra chấn thương, các triệu chứng bạn cảm nhận được. Bên cạnh đó là kiểm tra mức độ sưng cũng như phạm vi cử động của khớp.

Trường hợp khó phân biệt giữ bong gân và sai khớp bằng thăm khám thông thường thì bác sĩ sẽ chụp X-quang. Dù không quan sát được chi tiết mức độ tổn thương của bong gân nhưng chúng có thể nhận biết chính xác tình trạng sai khớp. Một số trường hợp cần chụp MRI để đánh giá phạm vi và mức độ tổn thương.

Đối với bong gân, tùy theo mức độ nặng nhẹ (dây chằng bị giãn, rách 1 phần, đứt) mà người bệnh có thể tự điều trị tại nhà, như chườm lạnh, quấn băng cố định và nâng cao vùng bị thương để giảm sưng tấy. Trường hợp nặng sẽ cần phải phẫu thuật.

Đối với trật khớp thì cần đánh giá vị trí và mức độ sai lệch. Các biện pháp điều trị gồm: Thuốc giảm đau, nắn chỉnh khớp, nẹp cố định, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp sai khớp không thể sửa bằng nắn chỉnh, sai khớp ảnh hưởng tới mạch máu và thần kinh, rách cơ và dây chằng.

Mong rằng các thông tin trên giúp các bạn phân biệt được các triệu chứng của bong gân và sai khớp. Xử lý đúng cách khi chẳng may gặp chấn thương nhé !

Nguồn: Tập phục hồi chức năng với máy vật lý trị liệu.