Theo y học cổ truyền phương đông, trên cơ thể người có hệ thống kinh mạch và huyệt vị để dẫn truyền khí. Huyệt vị là những điểm nằm rải rác trên khắp cơ thể có vai trò giúp các tạng phủ trao đổi khí với bên ngoài để đạt trạng thái cân bằng, lưu thông giữa trong và ngoài cơ thể, cũng như giữa cơ thể với vũ trụ.
Huyệt vị là gì, cách day bấm?
Trên cơ thể chúng ta được xác định có hàng trăm huyệt vị quan trọng, mỗi huyệt vị có mối liên quan đến các tạng phủ khác trong cơ thể. Khi tác động vào những huyệt vị này là đồng thời tác động đến các cơ quan bộ phận liên quan, gây ra phản ứng là kích thích chức năng, hoạt động của chúng, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cân bằng khí bên trong và với bên ngoài cơ thể; giúp cơ thể tăng cường sinh lực, phục hồi năng lượng…nên có thể ngăn ngừa bệnh tật và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Theo ghi nhận của tổ chức Y tế thế giới, trên cơ thể con người có 357 huyệt vị, phân chia thành 3 loại là huyệt nằm trên đường kinh, huyệt nằm ngoài đường kinh và những huyệt không nằm ở vị trí cố định vì không tồn tại cố định.
- Các huyệt nằm trên đường kinh là các huyệt thuộc 12 kinh chính của cơ thể và 2 mạch Nhâm và mạch Đốc, như các huyệt Giao hội, Ngũ du, huyệt Nguyên, huyệt Khích, huyệt Hội…Các huyệt trên đường kinh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Các huyệt ngoài đường kinh có tới 200 huyệt, là những huyệt không nằm trên 12 đường kinh chính của cơ thể.
- Các huyệt không nằm ở vị trí cố định, hay còn gọi là huyệt A thị, là những huyệt chỉ xuất hiện ở những vị trí đau trên cơ thể. Vì vậy huyệt này được xác định là “lấy chỗ đau làm huyệt”, khi hết đau thì huyệt cũng biến mất.
Huyệt vị có liên quan gắn bó có thể nói là không thể tách rời với các đường kinh mạch. Theo y học cổ truyền, các đường kinh mạch là những đường dẫn chuyền khí trong cơ thể, còn các điểm huyệt là những điểm thu và phát khí. Khi tác động đến huyệt vị và các đường kinh mạch sẽ kích thích hoạt động dẫn chuyền, thu phát khí trong cơ thể nên khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn, tăng cường sức khỏe cơ thể.
Trong trường hợp cơ thể bị đau yếu ở bộ phận nào đó có nghĩa là khí huyết dẫn chuyền đến bộ phận đó bị ách tắc, sinh ra bệnh tật. Khi đó cần tác động vào các huyệt vị lien quan để giúp khí huyết lưu thông, giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, ổn định. Đông y gọi cách chữa bệnh này là điều trị từ gốc, mới có kết quả lâu dài.
Cách tác động vào các huyệt vị để nâng cao sức khỏe hay điều trị bệnh là châm cứu và massage, bấm huyệt. Châm cứu đòi hỏi người thực hiện phải nắm chắc kiến thức về đông y, các vị trí huyệt đạo. Còn massage bấm huyệt cách thực hiện đơn giản hơn, nhiều người có thể tự làm hay đơn giản là sử dụng ghế massage toàn thân.
Cách massage bấm huyệt dùng lực chủ yếu của các ngón tay, bàn tay xoa bóp, day ấn vào vị trí huyệt đạo, đến khi điểm huyệt nóng lên hoặc căng tức là được. Massage bấm huyệt cần làm thường xuyên, liên tục hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 1-2 lần sẽ có kết quả.