Trên cơ thể, khớp vai được coi là khớp vận động thường xuyên nhất. Khớp vai cũng là nơi dễ gặp chấn thương và dễ mắc các bệnh lý bởi thoái hóa, biên độ hoạt động lớn.
Viêm cơ vai là tình trạng viêm xảy ra ở khớp và các cơ, gân quanh vai. Nó khiến cho người bệnh đau đớn, hạn chế khả năng vận động, ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Nguyên nhân gây viêm cơ vai
Bệnh viêm cơ vai thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Ngoài ra là những người thường xuyên lao động với cường độ cao hoặc những người cần sử dụng nhiều tới cánh tay và khớp vai như: Vận động viên bơi lội, người chơi tennis, vận động viên nâng tạ… sẽ có nguy cơ bị viêm khớp vai, thậm chí có nguy cơ cao bị chấn thương bả vai.
Bệnh lý viêm cơ khớp vai do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Phương pháp điều trị viêm gân cơ khớp vai hiện nay nhằm mục đích giảm đau, giúp người bệnh lấy lại khả năng hoạt động của khớp vai, đồng thời tránh bệnh tái phát.
Chẩn đoán bệnh viêm cơ vai
Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm cơ bả vai.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trung niên. Những người phải sử dụng nhiều tới cánh tay và phải thực hiện hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ cao bị viêm cơ vai.
1. Chẩn đoán viêm cơ vai qua hình ảnh:
- Chụp X-quang: Giúp xác định độ loãng xương; Phát hiện bao khớp và gân cơ bị lắng đọng canxi; Xác định tình trạng thoái hóa khớp, hẹp khe khớp…
- Chụp MRI khớp vai : Quan sát các tổn thương như: Đứt gân, rách cơ, tụ dịch bao khớp,... Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm liên quan đến công thức máu và sinh hóa máu để kiểm tra tình trạng viêm cơ bả vai.
2. Điều trị và phòng ngừa viêm cơ vai
Tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể mà các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh các loại thuốc uống, thuốc bôi, nội soi khớp vai để xử lý tình trạng lắng đọng canxi, phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh còn có thể được sử dụng vật lý trị liệu, vận động trị liệu, phục hồi chức năng.
Điều quan trọng là khi có tình trạng đau các bạn nên đến bệnh viện để kham và xác định cụ thể bệnh và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp đau vai cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới đau vai tái đi tái lại, rất dai dẳng, ảnh hưởng tới vận động của khớp.
Để phòng bệnh cần tránh lao động quá mức, tránh các động tác mạnh ở tay và vai. Trong cuộc sống hàng ngày các bạn nên vận động phù hợp, kết hợp với massage. Bạn có thể tự massage, nhờ người thân, hoặc sử dụng máy massage, ghế massage để giúp cho khớp vai cũng như cơ thể được thư giãn.