Cách massage bấm huyệt tại lòng bàn chân

Ngày đăng 01/03/2021 09:34

     Theo như y học phương Đông, bàn chân còn được coi như cơ thể thứ hai của con người, vì vậy các phương pháp bấm huyệt ở lòng bàn chân đang được rất nhiều người chú ý và yêu thích. Theo nhiều nghiên cứu, ở lòng bàn chân tồn tại đến hơn 300 vị trí huyệt đạo, mỗi huyệt đạo được liên kết với các cơ quan khác nhau, từ đó kích thích chế độ tự phục hồi và chữa lành của cơ thể.

cach-massage-bam-huyet-tai-long-ban-chan

Cách massage bấm huyệt tại lòng bàn chân

     Phương pháp massage bấm huyệt được phát triển từ những tác động bấm huyệt đơn giản lên các vị trí huyệt đạo, từ đó kích thích các dây thần kinh và các mạch máu đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Phương pháp này còn được đánh giá là rất an toàn và dễ thực hiện, vì vậy nhiều người bệnh đã lựa chọn tự thực hiện massage bấm huyệt tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tự thực hiện bấm huyệt tại nhà khi đã nắm chắc các kĩ thuật bấm huyệt và các vị trí huyệt đạo, tránh bấm nhầm huyệt đạo có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn.

cach-massage-bam-huyet-tai-long-ban-chan-1

     Huyệt đạo đầu tiên là huyệt Thương khâu. Huyệt này nằm ở vị trí hõm bên dưới mắt cá chân phía trong. Bấm huyệt này có tác dụng kích thích máu lưu thông từ lá lách đến các cơ quan, có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, khó tiêu,…. Sau khi xác định vị trí huyệt, người bệnh ấn giữ lên vị trí huyệt trong khoảng 3 phút, sau đó thực hiện tương tự với huyệt ở chân còn lại. Thực hiện động tác từ 3 – 5 lần mỗi ngày để thấy kết quả nhanh chóng.

cach-massage-bam-huyet-tai-long-ban-chan-2

     Tiếp đến, ta thực hiện bấm huyệt Giải khê. Huyệt này nằm ở điểm lõm chính giữa ngón chân cái và ngón chân bên cạnh. Bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, tê cứng chân tay,.... Day nhẹ trên vị trí huyệt từ 1 – 3 phút, sau đó thả tay thực hiện động tác bấm huyệt tương tự với huyệt còn lại. Người bệnh nên kiên trì thực hiện các động tác trên để phòng bệnh và chữa bệnh nhanh chóng.

cach-massage-bam-huyet-tai-long-ban-chan-3

     Huyệt Dũng tuyền có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bổ thận, cải thiện sinh lý, tráng dương,…. Huyệt này nằm ở phần gan trước bàn chân, từ trên đo xuống dưới 1/3 chiều dài bàn chân là vị trí huyệt. Thực hiện day ấn trên vị trí huyệt với lực nhẹ nhàng trong khoảng từ 3 – 4 phút. Nên thực hiện vào buổi sáng để đem lại tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

cach-massage-bam-huyet-tai-long-ban-chan-4

     Tiếp đến, ta thực hiện bấm huyệt Nội đình. Huyệt này nằm ở điểm lõm giữa kẽ ngón chân thứ hai và ngón chân giữa. Bấm huyệt này có tác dụng giảm đau răng, đặc biệt là răng hàm dưới, giảm đầy bụng, khó tiêu, chướng khí,…. Bấm giữ huyệt trong khoảng từ 1 – 3 phút, nên thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

cach-massage-bam-huyet-tai-long-ban-chan-5

     Tiếp theo là huyệt Bát phong. Theo như tên gọi của huyệt này, huyệt tồn tại ở 8 vị trí, ở giữa các khe của ngón chân. Bấm huyệt này có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, viêm đốt ngón chân, cước chân,…. Mỗi khi thấy có cảm giác đau nhức ở chân, người bệnh có thể thực hiện ấn giữ ở các huyệt trong vòng 1 phút đến khi cảm thấy hết đau là được.